Khái niệm về SEO Onpage

Có thể bạn đã nghe đến kỹ thuật Onpage và biết tầm quan trọng của nó như thế nào trong SEO. Vậy On-page có ý nghĩa gì với các Search Engine? Và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới việc xếp hạng? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.

Hãy  cùng tìm hiểu khái niệm SEO Onpage là gì nhé? Seo Onpage là quá trình giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm (Google, BIng,...) bằng cách tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website.

Điều này mang lại ý nghĩa rất quan trọng khi làm SEO, vì nếu bạn thực hiện onpgae tốt thì các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao trang web của bạn.

 

Có 3 cấp độ sẽ được xét đến khi đề cập về SEO onpage:  Tên miền, website và trang. Hãy cùng nhau tìm hiểu những cấp độ này nhé.

1. CẤP ĐỘ TÊN MIỀN CỦA SEO ONPAGE

Yếu tố SEO onpage này liên quan đến tên miền mà chúng ta đăng ký. SEObalance đã có bài viết rất chi tiết về cách chọn tên miền hiệu quả, nhấn vào đây để đọc bài viết nhé.

2. CẤP ĐỘ WEBSITE CỦA SEO ONPAGE

Mang yếu tố tổng thể của website:

  • Cấu trúc của website phải rõ ràng, dễ duyệt và thuận tiện cho các robot của các công cụ tìm kiếm thu thập thông tin.
  • Tốc độ truy cập của wesite nhanh
  • Chiều sâu của link không quá 3 cấp
  • Có XML sitemap
  • Và cần có RSS Feed

3. CẤP ĐỘ TRANG CỦA SEO ONPAGE

2 cấp độ trên thường được xử lý ở giai đoạn đầu và ít thay đổi, nhưng ở cấp độ trang onpage chúng ta phải chú ý nhiều hơn ở mỗi bài viết.  Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng, SEO từ khóa nào thì từ khóa đấy phải gắn liền với trang (URL) đấy. Có 6 yếu tố chúng ta cần phải quan tâm ở cấp độ này:

Đường dẫn (URL):

  • Nên sử dụng đường dẫn tĩnh, không chứa tham số động (ví dụ như: tenmien.com/sanpham?id=1).Và thay vào đó sử dụng URL có tính chất mô tả (ví dụ như tenmien.com/ten-san-pham).
  • Không nên nhồi nhét quá nhều từ khóa vào đường dẫn, từ khóa chỉ xuất hiện 1 lần trong URL là hợp lý nhất.
  • Đường dẫn không quá dài, khoảng 76 ký tự.

Thẻ tiêu đề (meta title):

  • Chỉ 1 thẻ tiêu đề là đủ trong 1 page (URL) 
  • Tiêu đề không dài quá 70 ký tự
  • Không nên chưa quá 2 từ khóa trong 1 tiêu đề
  • Từ khóa được hiển thiện đầu tiêu thì càng tốt
  • Người dùng thường bị thu hút bởi các tiêu đề độc đáo và hấp dẫn vậy nên hãy cố gắng viết được những tiêu đề nắm bắt được suy nghĩ và nhu cầu của người dùng một cách thú vị nhất!

Thẻ mô tả (meta description):

  • Không trùng lắp: Cũng như meta title, đừng để meta description bị trùng lặp trên bất kỳ trang web nào cả. Nếu giữa 2 trang có cùng thẻ mô tả thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc xếp hạng các trang web. Có thể sử dụng Google Webmaster Tools để phát hiện lỗi trùng lặp meta description.
  • Meta description thường được dùng để mô tả trang web trong kết quả tìm kiếm, vì vậy mô tả nên được viết như thế nào để hướng và thu hút người dùng click vào.
  • Lặp lại từ khóa từ 1-2 lần
  • Chiều dài tối đa khoảng 156 ký tự.

Tối ưu hình ảnh:

  • Tên ảnh nên chứa từ khóa ví dụ như "seo-onpage-la-gi.png" thay vì những cái tên vô nghĩa khác (anh1.png, hinh2.png)
  • Kích thưởng hình ảnh nên không quá lớn ảnh hưởng đến tốc độ tải về của trang web. Hình ảnh không nên quá lớn về kích thước, điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tải về của trang Web
  • Mỗi trang nên chứa ít nhất 1 hình ảnh
  • Hình ảnh không nên chứa nội dung quan trọng
  • Mô tả hình ảnh bằng cách sử dụng thuộc tính alt: Nội dung của hình ảnh không thể được đọc bởi các công cụ tìm kiếm mà phải dựa vào thuộc tính alt để biết thông tin của hình ảnh đó.

Các heading (thẻ h1, h2, h3…)

  • Trong mỗi trang nên sử dụng các thẻ từ h1 đến h6 để đặt tiêu đề và phân mục cho bài viết. Tối thiểu nên sử dụng h1 và h2.
  • Mỗi trang chỉ nên chứa một và chỉ một thẻ h1. Thẻ này có thể sử dụng cho tiêu đề chính của bài viết
  • H1 có thể chứa từ khóa chính và các thẻ heading còn lại có thể chứa từ khóa liên quan hoặc từ khóa dài hơn.

Nội dung:

  • Hướng đến người dùng
  • Sử dụng lượng từ khóa hợp lý. Tùy vào độ dài của bài viết có thể lặp từ khóa trong nội dung khoảng từ 4-15 lần
  • Các từ khóa nên được bôi đậm hoặc in nghiêng
  • Từ khóa xuất hiện càng sớm càng tốt
  • Nội dung không quá ngắn (tối thiểu 300 ký tự, không tính khoảng trắng, 50 từ)

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM KHI SEO ONPAGE:

  • Không nên chứa quá nhiều từ khoá trên 1 trang hoặc có thể có 2-3 từ khoá khác nhau nhưng cùng ý nghĩa ví dụ ( truyện cười, truyện vui, truyện hài).
  • Những nội dung phản cảm, không tốt và không có giá trị với người dùng.
  • Quán nhiều từ khoá trong một trang.
  • Trang web chứa quá nhiều nội dung quảng cáo khiến người dùng không thoải mái.

Hi vọng các bạn đã hiểu được SEO onpage là gì cũng như các tiêu chí để tối ưu onpage. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về những vấn đề của SEO Onpage, hãy liên hệ SEObalance để được tư vấn nhé! Chúc các bạn tối ưu website của mình thật tốt và nhanh lên TOP nhé!!!

Bài viết liên quan

Từ khóa:
0848213713