10 bước để nghiên cứu từ khóa cho SEO (Phần 2)

Đến với bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các bước tiếp theo để nghiên cứu từ khóa cho SEO. Trong phần trước, chúng ta đã đi qua 3 bước đầu tiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 4 bước tiếp theo.

Bước 4: Kiểm tra mục đích tìm kiếm của từng từ khóa

Bây giờ bạn đã có một danh sách các từ khóa chính đích, đã đến lúc kiểm tra mục đích tìm kiếm của từng từ khóa. Mục đích tìm kiếm chỉ đơn giản là loại thông tin người dùng thực sự đang tìm kiếm, tại sao họ tìm kiếm từ khóa cụ thể.

Đối với nhiều từ khóa, mục đích tìm kiếm là hiển nhiên nhưng đối với những từ khóa khác, nó cần được xem xét nhiều hơn để bạn có thể đáp ứng tốt cho người dùng.

Ví dụ, người nào đó đang tìm kiếm với từ “giày thể thao màu trắng cho nam giới” thì ý định của họ rất rõ ràng nhưng nếu người đó chỉ tìm kiểu từ “giày nam” thì điều đó rất mơ hồ.

Cách tốt nhất để tìm ra mục đích tìm kiếm là gì khi nhập từ khóa vào Google và kiểm tra trang đầu tiên của kết quả. Google đang làm rất tốt trong việc tìm hiểu ý định thật sự của người dùng vì vậy những gì nó chọn trong trang đầu tiên, rất gần với những gì người dùng đang tìm kiếm.

Bước 5: Tìm từ khóa đuôi dài

Khi bạn làm việc thông qua danh sách các từ khóa chính đích của mình, bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết chúng (nếu không phải tất cả), đều có tính cạnh tranh cao. Nói cách khác, khi bạn tìm kiếm các từ khóa này trên Google, bạn sẽ thấy hàng trăm trang web cạnh tranh cho một trong 10 vị trí TOP đầu.

Nếu bạn có một trang web đã lâu và có độ mạnh thì đây có thể không phải là một vấn đề lớn nhưng nếu bạn đang bắt đầu với một trang web mới thì đây là một vấn đề rất lớn. Điều bạn nên làm là điều chỉnh chiến lược nghiên cứu từ khóa của bạn và bắt đầu tìm kiếm các từ khóa ít cạnh tranh hơn, tức là các từ khóa đuôi dài.

Từ khóa đuôi dài chiếm 70% tổng số tìm kiếm và đó là cơ hội duy nhất của bạn để bắt đầu xếp hạng cao trên Google cho các từ khóa có thể mang lượng truy cập được nhắm mục tiêu đến trang web của bạn, trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.

nghien-cuu-tu-khoa-cho-seo

Bạn có thể nghĩ rằng vấn đề với các từ khóa đuôi dài là chúng có lượng tìm kiếm ít hơn, điều này là đúng, thà ít hơn là không có gì. Nói cách khác, thời điểm ban đầu bạn rất khó để có được thứ hạng cho những từ khóa cạnh tranh. Tốt hơn hết là bắt đầu xây dựng một Website phát triển với ban đầu là những từ khóa đuôi dài dễ có thứ hạng hơn.

Khi bạn quản lý tốt để có được một số lượng từ khóa dài thì cũng tăng cơ hội xếp hạng cho các từ khóa chính hơn.

Bước 6: Tìm từ khóa mà đối thủ của bạn đang xếp hạng

Trong khi thực hiện nghiên cứu từ khóa cho SEO, bạn cần tạo một danh sách các trang web là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn. Bạn truy cập trang web của họ và phân tích nội dung của họ, giờ là lúc bạn tìm hiểu xem từ khóa nào họ thực sự xếp hạng và lượng truy cập họ nhận được từ tìm kiếm của Google.

Có nhiều công cụ để phân tích đối thủ cạnh tranh trong SEO, một trong số đó được dùng phổ biến nhất là AHREF. Hầu hết các công cụ sẽ cho bạn biết được: Từ khóa đối thủ của bạn đang có được thứ hạng cao, Link đích của những trang có truy cập nhiều…và rất nhiều thứ khác nữa.

Bản thân khi bạn làm việc trong lĩnh vực thì việc kiểm tra những từ khóa đã chú ý tới những liên kết được bạn kiếm rồi. Tuy nhiên, nó chưa đầy đủ và đôi khi bạn phải cần một công cụ hỗ trợ như AHREF hay SemRush để làm việc này

Bước 7: Chọn từ khóa phù hợp cho trang web của bạn

Khi bạn đã đến bước này có nghĩa là bạn đã có một danh sách các từ khóa (cả từ khóa chính đích và từ khóa đuôi dài), bạn muốn xếp hạng.

Nó sẽ là một danh sách rất nhiều từ khóa, để quản lý dễ hơn thì bạn cần giữ hoặc bỏ những từ không đúng với mục tiêu của bạn.

nghien-cuu-tu-khoa-cho-seo

Bây giờ là thời gian để sửa lại danh sách một lần nữa và thu hẹp xuống còn cỡ 40-50 từ khóa. Bạn có thể nhắm chính đích bằng cách tạo landing page được tối ưu hóa SEO, tối ưu hóa trang chủ của bạn hoặc bằng cách tạo một bài viết mới.

Để quyết định nên giữ hoặc loại bỏ những từ khóa nào, bạn nên sử dụng dữ liệu được thu thập từ các bước trước đó và thêm hai tham số nữa, đó là: độ khó của từ khóa và sức mạnh của tên tên miền được xếp hạng trong trang đầu tiên của Google.

Bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây, bạn sẽ biết được đâu là từ khóa phù hợp giữ lại cho mục tiêu của bạn:

  • Mục đích tìm kiếm từ khóa có đồng bộ với mục tiêu tiếp thị của bạn không?

  • Nó có dễ dàng hơn so với các từ khóa khác?

  • Google có xếp hạng các trang web bình thường trong 10 vị trí đầu tiên hay chỉ là các trang web lớn và nổi tiếng?

  • Có một số lượng tìm kiếm khá (trên 50) cho từ khóa đó?

  • Bạn có thể cung cấp nội dung tốt cho từ khóa đó?

Nếu câu trả lời cho tất cả các câu hỏi là CÓ, thì hãy giữ từ khóa đó trong danh sách của bạn còn nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào ở trên là KHÔNG, hãy xóa nó khỏi danh sách của bạn.

Kết thúc phần thực hành này, bạn có một danh sách từ khóa không quá nhiều, bạn cần quay lại và lặp lại tất cả các bước và tìm thêm từ khóa để làm phong phú danh sách tiêu đề của bạn.

Điều quan trọng bạn cần nhớ: mục tiêu của nghiên cứu từ khóa không phải là tạo ra một danh sách dài các từ khóa mà bạn sẽ không sử dụng mà là tạo một danh sách các từ khóa mà bạn thực sự có thể sử dụng trong các chiến dịch tiếp thị nội dung của mình.

NHẬN VÀO GIÁ CHI TIẾT VÀ TƯ VẤN Ở ĐÂY